Sống Khỏe Sống Đẹp

SỐNG KHỎE SỐNG ĐẸP

Sống Khỏe Sống Đẹp songkhoesongdep.ad@gmail.com
Sống Khỏe Sống Đẹp 0386362462

phân loại đinh lăng

Có mấy loại đinh lăng?

Theo thống kê từ trang web wikipedia thì chi đinh lăng có khoảng 120 loài khác nhau. Có những cây thuộc loại cây gỗ lớn, nhưng cũng có những cây dạng thân bụi, chỉ cao từ 0.8 – 1.5m, chỉ khác nhau về hình thái lá, các đặc điểm sinh trưởng tương đối giống nhau ở việt nam có tài liệu nói 6 loài, có tài liệu nói 7 loài và tên gọi chung của chi đinh lăng là Polyscias fruticosa

Có thể kể đến một số loại đinh lăng phổ biến hay gặp nhất như sau

  • Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp)
  • Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ)
  • Đinh lăng lá nhuyễn (lá kim)
  • Đinh lăng lá ráng
  • Đinh lăng lá tròn
  • Đinh lăng viền bạc
  • Đinh lăng lá răng

Do đó trong quá trình chọn cây giống đinh lăng, rất nhiều bà con đã mua nhầm giống cây đinh lăng lá to hoặc đinh lăng ráng. Dẫn đến thiệt hại về kinh tế, tốn công chăm sóc mà đầu ra không có, không ai thu mua.

Nên trồng giống đinh lăng nào?

Nếu trồng làm cảnh trong chậu hoặc hàng rào thì loại nào cũng có nét đẹp riêng của nó, tuy nhiên nếu trồng để làm kinh tế thì bà con chỉ nên trồng giống đinh lăng nếp lá nhỏ. Đây là giống đinh lăng có giá trị về mặt kinh tế, do trong thân cành lá và rễ chứa nhiều dược chất, vitamin, acid admin nhất. Hầu hết các giống đinh lăng còn lại không có hoặc có rất ít giá trị kinh tế, khó tìm đầu ra.

Vậy làm sao để lựa chọn đúng cây giống đinh lăng lá nhỏ tránh mua nhầm giống đinh lăng khác? Đơn giản bà con chỉ cần quan sát hình thái lá của cây đinh lăng. Như phần tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày

Hình ảnh các giống đinh lăng

Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp) polyscias fruticosa

Thân nhẵn không có gai, cao khoảng 0.8 – 1.5m, lá nhỏ xẻ thành kiểu chân chim 3-4 lần, mép lá nhọn không đều, tổng chiều dàu từ bẹ lá đến ngọn lá khoảng 20-40cm. Lá có thể dùng để ăn kèm như rau sống hoặc trộn gỏi cá. Đây là giống phổ biến nhất và có giá trị nhất về mặt kinh tế

Cây đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp) là loại có giá trị nhất

Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ) polyscias filicifolia

Cây đinh lăng lá to thường có lá hình mũi mác, xếp cân đối trên bẹ lá, lá không xẻ thùy chân chim. Loại này thường gây nhầm lẫn với giống đinh lăng lá nhỏ, do phần thân và rễ rất giống nhau, lá non lúc mới mọc cũng nhiều nét tương đồng

Cây đinh lăng lá to thường bị nhầm lẫn với đinh lăng lá nhỏ

Đinh lăng lá nhuyễn (đinh lăng lá kim)

Đinh lăng lá kim có lá rất nhỏ, không có phiến lá rõ rệt, cây thường sinh trưởng kém dù cùng điều kiện chăm sóc. Lá màu xanh vàng. Loại này không có nhiều giá trị

Đinh lăng lá lá kim (lá nhuyễn)

Đinh lăng lá ráng

đinh lăng lá ráng

Phiến lá dài, chia thùy cân đối, mép lá răng cưa rất rõ, nhìn rất giống lá cây dương xỉ, loại này cũng rất dễ nhầm lẫn với với đinh lăng nếp. Tên khoa học là Polyscias filicifolia.

 

Đinh lăng lá tròn polyscias Balfouriana

Loại này nghe tên đã có thể nhận ra ngay, lá thường có hình tròn, mép lá không có răng cưa, mặt lá bóng và phẳng, lá thuộc dạng lá đơn, không chia thùy từ bẹ lá lên chỉ có 1 lá duy nhất.

Đinh lăng lá tròn

Đinh lăng viền bạc

Hình thái lá có thể hơi tròn hoặc dài, viền lá có màu trắng bạc, thân thường phát triển rất lớn, thường dùng làm cây cảnh, ít có giá trị kinh tế, không dùng để làm thuốc được

Đinh lăng lá răng

Cây đinh lăng lá răng có tầm vóc nhỏ và thấp với thân nhẵn, lá có hình hơi tròn răng cưa ở viền ngoài, mặt lá trơn bóng, có màu xanh đậm. thường được làm cây cảnh và không có giá trị làm thuốc.

cách sử dụng đinh lăng làm thuốc

Tính vị, tác dụng: Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình; lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm. đinh lăng là thuốc tăng lực.
Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đối với người, đinh lăng làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm cho cơ thể chịu được nóng. Người bệnh bị suy mòn uống đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân.
Nó cũng làm tử cung co bóp mạnh hơn. đinh lăng ít độc hơn cả nhân sâm và khác với Nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm se, dùng trong điều trị sốt.

Cách dùng: Thường sử dụng ở dạng bột, ngày dùng 2g trở lên. Cũng có thể thái miếng phơi khô, ngày dùng 1-6g dạng thuốc sắc. Từ năm 1976, Học viện quân y phối hợp với Xí nghiệp dượcphẩm 1 Bộ Y tế đã sản xuất viên đinh lăng 0,15g với công dụng chữa suy mòn, sút cân, kém ăn kém ngủ, lao động mệt mỏi, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên. Lá đinh lăng phơi khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ em nằm để đề phòng bệnh kinh giật. Phụ nữ sau khi sinh uống nước sắc lá đinh lăng khô, thấy cơ thể nhẹ nhõm, khoẻ mạnh có nhiều sữa. Lá tươi 50-100g băm nhỏ cùng với bong bóng lợn trộn với gạo nếp nấu cháo ăn cũng lợi sữa. ỞCampuchia, người ta còn dùng lá phối hợp với các loại thuốc khác làm bột hạ nhiệt và cũng dùng như thuốc giảm đau. Lá dùng xông làm ra mồ hôi và chứng chóng mặt. Dùng tươi giã nát đắp ngoài trị viêm thần kinh và thấp khớp và các vết thương. Lá nhai nuốt nước với một chút phèn trị hóc xương cá. Vỏ cây nghiền thành bột làm thuốc uống hạ nhiệt.

chúc cho bạn hiểu thêm và nhận dạng được cây đinh lăng 

Dr Nguyễn Trung Hiếu

Facebook https://www.facebook.com/kongtuxauxa

 

 

Dược liệu