Sống Khỏe Sống Đẹp

SỐNG KHỎE SỐNG ĐẸP

Sống Khỏe Sống Đẹp songkhoesongdep.ad@gmail.com
Sống Khỏe Sống Đẹp 0386362462

tổng hợp thuốc dành cho phòng khám y học cổ truyền

DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN BS HIẾU
1: DÂM DƯƠNG HOẮC
Cây có tên khoa học là Herba Epimedii, thuộc họ hoàng liên (1).
Mô tả: Là loại cây nhỏ, dạng dây, mọc lan dưới mặt đất, có chiều cao chỉ khoảng 20cm ~ 30cm, lá màu xanh có hình trái tim hoặc hình thuôn dài như mũi dao, hoa màu trắng (Các bạn xem video và hình ảnh để thấy rõ hơn).
Cây này có hai loại chính đó là Dâm dương hoắc lá hình tim (lá to), Dâm dương hoắc lá mác (hay lá nhọn), tất cả các loại trên đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương giành cho nam giới (1).
Tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” Giáo sư Đỗ Tất Lợi có viết tương truyền rằng khi Dâm dương hoắc được người dân cho dê đực ăn, thì sau đó dê đực có khả năng giao phối với dê cái rất nhiều lần trong ngày, từ đó cây được đặt tên là Dâm dương hoắc (1).
Tính vị: Cây có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận.
Tác dụng điều trị bệnh của cây dâm dương hoắc :
    Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý cho cả nam giới và nữ giới (2) (3)
    Tăng cường ham muốn chuyện chăn gối (3)
    Sinh tinh dịch, hỗ trợ điều trị bệnh vô sinh do tinh dịch yếu, ít tinh dịch (3)
    Hạ huyết áp, tốt cho tim mạch (1)
    Kích thíc hình thành xương, điều trị loãng xương (4)
    Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer (5) (6)
Đối tượng sử dụng :
Dâm dương hoắc dùng tốt cho cả nam và nữ, đặc biệt là các trường hợp sau :
    Người bị chứng liệt dương, di tinh, tinh lạnh
    Nam giới muộn con, hiếm muộn, vô sinh
    Nam giới bị suy giảm chức năng sinh lý
    Nữ giới bị khô âm đạo, lãnh cảm, giảm ham muốn về chuyện chăn gối
    Người suy nhược thần kinh, mất ngủ, suy giảm trí nhớ
    Người huyết áp cao
    Người già loãng xương, suy giảm hệ xương khớp.
Cách dùng dâm dương hoắc
Có hai cách dùng dâm dương hoắc đó là sắc uống và ngâm rượu (1) đều cho hiệu quả bổ dương rất cao. Trong hai cách trên thì cách ngâm rượu được nhiều anh em ưu tiên dùng nhất, cách sắc uống thường chỉ giành cho những bạn không uống được rượu.
Các ngâm rượu khá đơn giản, bạn có thể ngâm độc vị dâm dương hoắc (Trước khi ngâm nên sao vàng với mỡ dê hoặc muối) hoặc ngâm kết hợp với các vị thuốc, chi tiết bạn có thể
Một số bài thuốc từ cây dâm dương hoắc
(Các dùng dưới đây dựa theo kinh nghiệm dân gian)
1. Cách sắc uống dâm dương hoắc điều trị bệnh liệt dương
Dâm dương hoắc khô 10g, sinh khương 2-3g, cam thảo 2g. Các vị thuốc đem rửa sạch, đun với 1 lít nước, đun cạn còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày (1).
2. Cách ngâm rượu dâm dương hoắc
a) Ngâm độc vị dâm dương hoắc:
    Thành phần: Dâm dương hoắc  sao vàng 1kg, rượu trắng 5 – 6 lít.
    Cách ngâm: Ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml (khoảng 2 chén nhỏ).
    Tác dụng: điều trị liệt dương, bán thân bất toại, thận dương suy kém, lưng đau, tiểu tiện nhiều hoặc tiểm đêm nhiều lần trong ngày.
b) Ngâm phối hợp nhiều vị:
Rượu bổ thận tráng dương
    Dâm dương hoắc  … 1Kg
    Sâm cau (Tiên mao) 0,5Kg
    Ba kích tím loại tươi 0,5Kg
    Nấm ngọc cẩu khô: 0,3Kg
    Rượu trắng : 10 lít.
    Tác dụng: Bổ thận tráng dương, kéo dài thời gian quan hệ, tăng nội tiết tố nam.
Kiêng kỵ
Người mắc chứng liệt dương do thấp nhiệt, có âm hư hỏa vượng không được dùng.

2: TRẦN BÌ
Thành phần hóa học
Trong vỏ quýt có hàm lượng tinh dầu chiếm khoảng 3,8%. Thành phần hóa học trong tinh dầu này gồm các chất:  limonen, dexylic, xitrala,  metylanthranilatmetyl, andehyt nonylic. (Các chất này tạo nên mùi thơm đặc biệt của vỏ quýt).
Tính vị
Trần bì vị cay, đắng, tính ôn. Vào hai kinh tỳ và phế.
* Công dụng của trần bì
Theo kinh nghiệm dân gian vỏ quýt có một số tác dụng chính sau:
    Điều trị ho, hóa đờm, viêm phế quản mãn
    Điều trị chứng đầy bụng, ăn uống không tiêu
    Điều trị viêm tuyến vú cấp
Cách dùng, liều dùng
    Điều trị viêm tuyến vú: Cách dùng khá đơn giản như sau; trần bì 30g, cam thảo bắc 6g. Hai vị thuốc sắc nước mà uống hàng ngày, dùng liên tục trong thời gian khoảng nửa tháng sẽ có công hiệu ngay. (Trong cuốn “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam – GS Đỗ Tất Lợi đã ghi chép tại một bệnh viện ở Trung Quốc, các bác sỹ đã thử nghiệm điều trị viêm tuyến vú cho các bệnh nhân và tỷ lệ khỏi bệnh đạt tới 95%)
    Điều trị viêm phế quản mãn: Trần bì, bán hạ, cam thảo mỗi vị 6g; bạch linh,  mạch môn, bách bộ mỗi vị 10g. Sắc với 1 lít nước uống trong ngày, uống liên tục cách trên 1 tháng sẽ có hiệu quả tích cực.
    Điều trị đầy bụng, khó tiêu: Trần bì, gừng tươi hoặc khô (Mỗi vị khoảng 5g) pha trà uống vào lúc bị đầy bụng, khó tiêu sẽ có hiệu quả ngay.

3: PHỤC LINH
Phục linh (tên khoa học: Wolfiporia extensa (Peck) Ginns, đồng nghĩa: Poria cocos F.A.Wolf) là một loài nấm trong họ Polyporaceae. Các vị thuốc Đông y lấy từ loài này là phục linh bì, xích phục linh, bạch phục linh, và phục thần.
Phân bố:
•    Thế giới: Trung Quốc
•    Việt Nam: Mọc hoang ở một số rừng thông của nước ta.
3. Bộ phận dùng:
•    Là nấm của cây thông, ở đầu hay bên rễ cây thông mọc ra một cái nấm.
4. Thu hái, chế biến và bảo quản:
•     Thu hái: Thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9
•     Chế biến: Ngâm Phục Linh vào nước, rửa sạch, đồ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô.
•     Bảo quản: Để nơi mát, khô ráo, đậy kín, không nên để quá khô, quá nóng vì dễ bị nứt vụn và mất tính chất dính.
5. Mô tả dược liệu Bạch Phục Linh
Bạch phục linh (hay còn gọi là Bạch linh, Phục linh) tên khoa học là Poria cocos, thuộc họ Nấm lỗ – Polyporaceae.
Đây là loại nấm ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông, có kích thước và hình dáng đa dạng, đường kính từ 10 – 30 cm, to có thể nặng đến 5kg, hoặc chỉ nhỏ bằng nắm tay, thường nằm sâu dưới mặt đất 20 – 30 cm. Mặt ngoài có vỏ nâu đen, sần sùi, có khi nổi bướu, mặt cắt lổn nhổn có màu trắng, thường chứa chất bột.
•     Thể quả nấm Phục Linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm Phục Linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.
•     Bạch Phục Linh là phần bên trong màu trắng, thường được sơ chế thành phiến hình khối vuông dẹt.
6. Thành phần hóa học
Thành phần trong Phục Linh gồm 3 loại:
1.    Các axit có thành phần hợp chất tritecpen: axit pachimic, axit tumolosic, axit eburicoic, axit pinicolic,..
2.    Đường đặc biệt của Phục Linh: Pachyman có trong phục linh tới 75%.
3.    Ngoài ra còn ergosterol, cholin, histidin, và rất ít men proteaza.
7. Công dụng – Tác dụng:
•    Tác dụng: Thuốc lợi thủy và cường tráng, nhuận táo, bổ tỳ, ích khí, sinh tân, chỉ khát.
•    Công dụng: Chữa vùng ngực khí tức, ho hen, thủy thũng, lâm lậu. Vỏ (Phục Linh Bì) trị phù thũng.
8. Cách dùng và liều dùng:
•    Ngày dùng 12 – 40g.
9. Lưu ý, kiêng kị
•    Âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng.
Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bạch Phục Linh
Theo Đông y, phục  linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Có tác dụng lợi thủy trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, bổ tâm an thần, tăng cường khả năng miễn dịch, chống u bướu, bảo vệ gan, chống loét đường tiêu hoá và trấn tĩnh an thần. Dùng cho trường hợp tiểu ít, tiểu rắt tiểu buốt, phù nề, nôn thổ tiêu chảy, hồi hộp, nhịp tim nhanh, mất ngủ. Phục linh bì (vỏ phục linh – Percarpium Poria) có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng; trị thủy thũng, phụ nữ có thai bị phù nề. Xích phục linh (Poria rubra) tác dụng lợi thấp nhiệt, trị tiểu tiện ít, nước tiểu vàng đỏ, tiểu rắt, tiểu khó. Phục thần tác dụng dịu tim, an thần. Liều dùng: 10 – 32g, nấu hầm, chưng, sắc hãm.
Chữa bệnh thủy thũng:
•    Phục Linh 10g, Mộc Thông 5g, Tang Bạch Bì 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Đơn thuốc chữa phù thũng, sợ hãi:
•    Phục Linh 8g, Cam Thảo 3g, Quế Chi 4g, Sinh Khương 3g, nước 400ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa vết đen trên mặt: Tán bột Phục Linh mà bôi.
•    Trong Đông Y bạch linh là một vị thuốc bổ khí có tác dụng nâng đỡ chân khí trong cơ thể, chống suy nhược mệt mỏi.
•    Bạch linh được coi là một vị thuốc bổ bồi dưỡng và được dùng điều trị các chứng an thần, chữa mất ngủ, đầy hơi chướng bụng… bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, thấp nhiệt ,tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mãn tính
•    Ngoài ra bạch linh còn có tác dụng giải độc nên khi bạch linh được nghiền ra thành bột dùng để đắp mặt nạ cho đối tượng sử dụng sẽ trẻ hơn và có nhu cầu về làm đẹp, dưỡng da như làm trắng, sáng da, giúp da dẻ luôn mịn màng.
•    Những người da dẻ không được tươi đẹp, da bị nám, tàn nhang, đồi mồi.
•    Đặc biệt là phụ nữ ở tuổi trung niên dùng bột bạch linh kết hợp với mật ong và sữa tươi đắp mặt nạ sẽ giúp cho da được sáng hơn và mờ dần vết thâm nám.
•    Đặc biệt dùng bột bạch linh một thời gian sẽ giúp trẻ hóa làn da giúp cho da căng mịn, khỏe đẹp mà không có tác dụng phụ.


4: BÁN HẠ
Cách chế biến và thu hái
Củ bán hạ đem rửa sạch, ngâm nước phèn chua và gừng tới khi nước trong, hết nhớt. Ngâm 1 ngày, lấy ra rửa sạch. Đồ chín, lại ngâm nước gừng 1 lần rồi lấy ra sao vàng tới khi khô là dùng được.
Thành phần hóa học
Củ có chứa các hoạt chất ancaloit, ancol, phytosterol.
Tính vị
Bán hạ có vị hơi cay, tính ôn, có độc nhẹ. Vào 2 kinh tỳ, phế.
* Công dụng của cây bán hạ
Theo y học cổ truyền bán hạ có một số tác dụng chính như sau:
    Điều trị ho
    Hen suyễn
    Hen phế quản
    Điều trị chứng nôn mửa ở phụ nữ có thai
    Điều trị viêm tuyến vú cấp tính
    Điều trị chứng bất tỉnh
Cách dùng, liều dùng
    Điều trị hen suyễn, hen phế quản, ho: Bán hạ chế 35g, sinh khương (Củ gừng tươi) 15g, sắc với 3 bát nước, sắc cạn còn 2 bát chia ra 3 lần uống trong ngày. Dùng bài thuốc trên nên chú ý, nếu uống thấy chịu thuốc thì uống tiếp, nếu thấy khó chịu thì ngưng dùng.
    Điều trị viêm vú cấp: Dùng củ bán hạ nhét vào lỗ mũi (Bên vú bị viêm) ngày làm 1 lần. Làm cách trên 4-5 lần là khỏi.
    Điều trị ngất (bất tỉnh): Bán hạ 4g, quả bồ kết nướng thơm 2g, đem 2 vị tán thành dạng bột thổi vào mũi.

5: THỤC ĐỊA
Thục địa trong y học cổ truyền
Bạn biết đấy, trong y học cổ truyền, thục địa được biết đến là vị thuốc tư âm bổ huyết. Không chỉ thế, thục địa còn giúp bổ cốt tủy, làm đen râu tóc, ích tinh, dưỡng nhan và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, đây còn là vị thuốc chứa nhiều loại đường tự nhiên, chất đạm, vitamin nhóm A và flavine, manitol…
Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 10 – 30 g mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng thục địa
    Đối tượng cần tránh: Những người hệ tiêu hóa yếu, đang bị thổ tả thì không được dùng (người tỳ vị hư hàn, đầy bụng hay đang bị tiêu chảy nếu muốn dùng thì phải kết hợp với các vị thuốc kiện tỳ, hành khí khác). Bên cạnh đó, những người có hoành cách mô ngực bị sưng phồng cũng không được dùng.
    Kiêng kị: Không dùng thục địa khi đang ăn rau hẹ, hành củ và củ cải…
    Trong nấu uống: Nên nấu bằng nồi đất hoặc nồi thủy tinh, không được nấu hoặc đựng trong các đồ vật bằng đồng (1) (2).

6: SƠN THÙ
Sơn thù du có vị chua, tính ôn vào hai kinh can, thận. Có tác dụng ôn bổ can thận, điều trị: Di tinh, tiểu tiện ra tinh dịch, tiểu tiện nhiều lần, kinh nguyệt không đều
Tên khác
Sơn thù, Thù nhục, Táo bì
Tên khoa học
Cornus Officinalis
Thành phần hóa học
Trong quả sơn thù du có : 13% Saponozit, các axit hữu cơ, glocozit (cocnin). Trong lá sơn thù có các vitamin: C và E.
Tính vị, tác dụng:
Theo tài liệu cổ Sơn thù du có vị chua, sáp, tính hơi ôn vào hai kinh can và thận. Có tác dụng ôn bổ can thận, sáp tính, chỉ hàn, (làm cho tinh khí bền, ít ra mồ hôi) thường dùng điều trị: Di tinh, tiểu tiện ra tinh dịch, tiểu tiện nhiều lần, kinh nguyệt không đều, đổ mồ hôi trộm.
* Công dụng
    điều trị thận hư, ù tai ở người cao tuổi
    điều trị chứng di tinh, mộng tinh
    điều trị chứng: Tiểu tiện ra tinh dịch
    điều trị bệnh tiểu gắt, tiểu tiện nhiều lần trong ngày.
    điều trị chứng đau xương óc (ở đầu)
    điều trị bệnh kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
    Rễ và hoa sơn thù có tác dụng kháng sinh: Đặc biệt là với nhóm bệnh thương hàn và lỵ.
Đối tượng sử dụng
    Bệnh nhân mắc chứng thận hư, ù tai
    Người già suy giảm chức năng thận dẫn tới hiện tượng đi tiểu đêm nhiều lần.
    Nam giới mắc chứng di tinh, mộng tinh, đi tiểu ra tinh dịch.
    Người mắt vàng do can thận hư.
    Người mắc chứng đau xương óc
    Phụ nữ kinh nguyệt không đều
Cách dùng, liều dùng
    Bài thuốc bổ can thận, điều trị chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần: (Có tên Lục vị địa hoàng hoàn)  Gồm các vị: Thục địa 300g, sơn thù150g, hoài sơn 150g, đan bì 10g, bạch linh 10g, trạch tả 10g. đem nghiền bột hoàn tán, ngày uống 8-12g viên hoàn. Bài thuốc có tác dụng bổ can thận, điều trị thận âm hư, tinh tinh, liệt dương, ù tai (Đặc biệt là những người bắt đầu bước sang tuổi già).
    điều trị chứng thận hư: Sơn thù, Thạch xương bồ, Địa hoàng, Cam cúc hoa, Hoàng bá, Ngũ vị tử lượng bằng nhau 6g, sắc uống hàng ngày hay ngâm rượu uống, uống 15 ngày, nghỉ 10 ngày rồi uống tiếp 3 – 5 lần.
    điều trị chứng kinh nguyệt không đều: Sơn thù nhục, Thục địa đều 15g, Đương quy, Bạch thược đều 12g, sắc uống.
    điều trị chứng bệnh đau xương óc: Đông y quan niện óc là bể chứa tủy, tủy có đầy thì mới khỏi đau. Do vậy cần bổ tủy. Bài thuốc gồm các vị: Sơn thù du, sữa người, xa uyển, bạch tật lê, thục địa hoàng, nhân sâm, mạch môn, ngưu tất, cam cúc hoa (Mỗi vị 4gram) sắc uống liên tục trong 20 ngày.
Lưu ý khi sử dụng
    Khi mua thuốc, tránh nhầm lẫn với táo ta khô, (Nhiều nơi bán táo khô chua nhưng lại nói là sơn thù du) Hai loài này hoàn toàn khác nhau về tác dụng điều trị bệnh. Táo ta khô có màu nâu vàng hoặc nâu đen, vỏ mỏng (Sơn thù du có màu đỏ, vỏ dầy hơn).
    Cũng có nhiều vị khá giống sơn thù du, nên mua ở những địa chỉ uy tín.

7: HOÀI SƠN
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk. Thuộc họ củ nâu
Thành phần hóa học
Hoài sơn có chứa một lượng lớn tinh bột 60%, ngoài ra gần đây các nhà khoa học Nhật Bản còn tìm ra hoạt chất mới muxin ; men tiêu hóa mantoza, chất béo 0,45%, protit 6,75% 
Tình vị
Theo y học cổ truyền hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và thận (1).
*Công dụng của hoài sơn
theo kinh nghiệm dân gian hoài sơn có rất nhiều công dụng, quý nhất là tác dụng bồi bổ tỳ vị, phế và thận của vị thuốc này (1). Sau đây là một số tác dụng chính của hoài sơn:
    Tác dụng bồi bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tiêu hóa
    Tác dụng bổ thận
    Tác dụng bổ phổi, điều trị các chứng ho hen
    Tác dụng sinh tân dịch, cân bằng âm dương trong cơ thể
    Tác dụng cố tinh, điều trị xuất tinh sớm
    Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường
Đối tượng sử dụng
    Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể do hao tổn nguyên khí, suy giảm các chức năng như: Tiêu hóa, thận, phổi…
    Người bị suy giảm chức năng thận (Biểu hiện: Lưng đau, gối mỏi, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu vàng, hoa mắt chóng mặt, ù tai, chân tay lạnh…)
    Bệnh nhân thường xuyên bị ho, khó thở, đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi.
    Người mắc khí huyết hư hàn, biểu hiện: gầy yếu, sợ lạnh.
    Nam giới xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh
    Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Cách dùng, liều dùng
1. Điều trị bệnh tiêu hóa kém, bệnh dạ dày, đường ruột
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, trần bì 5g, phục linh 6g sắc với 700ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
2. Thuốc bổ thận, điều trị thận âm hư, di mộng tinh, sợ lạnh
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, khiếm thực (củ súng) 10g, sơn thù du 6g sắc với 700ml nước chia 3 lần uống trong ngày.
3. Thuốc điều trị ho, bổ phổi
Hoài sơn 10g, củ mạch môn 10g, bách hợp 10g, sa sâm 6g sắc nước uống hàng ngày.
4. Điều trị bệnh tiểu đường
Áp dụng cách mà chúng tôi đã giới thiệu ở bài viết về vị thuốc thiên hoa phấn, cách dùng như sau:
Hoài sơn 15g, thiên hoa phấn 12, thạch hộc 12g sắc với 1,2 lít nước, sắc cạn còn 400ml chia 3 lần uống trong ngày.
5. Món ăn từ củ mài
Củ mài tươi hoặc khô còn là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và ngon miệng, bạn có thể nấu củ mài với xương hoặc nấu canh, nấu cháo với thịt sẽ tạo nên những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng.
Canh xương nấu củ mài đặc biệt tốt cho người gầy yếu, người mới ốm dậy, suy nhươc cơ thể. Ngoài ra người bình thường nếu có điều kiện dùng củ mài sẽ mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra người dân còn dùng củ mài để luộc ăn, củ rất bở, thơm ngon, béo ngậy.
8: ĐAN BÌ
Công dụng của mẫu đơn bì
Mẫu đơn bì (còn gọi nguyên đơn bì) trong y học cổ truyền đây là vỏ rễ của cây mẫu đơn (đã trồng từ 3 năm) được bổ dọc, phơi khô hay sấy khô. Đây cũng là bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu của cây.
Mẫu đơn bì vị cay, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh huyết nhiệt, làm tan máu bầm và điều trị các chứng như: nóng nhức trong xương, cuồng điên, rối loạn thần kinh, nhức đầu, thổ huyết, chảy máu cam, bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, bệnh phụ khoa sau khi sinh và đau lưng, đau khớp. Liều lượng: khoảng 5 – 10 g thuốc sắc mỗi ngày (4).
Ngoài ra, vị thuốc này còn được dùng kết hợp trong điều trị các chứng như:
    Nhiễm trùng máu: thang thuốc gồm các vị: mẫu đơn bì, tri mẫu (mỗi vị 12 g), sinh địa, thạch cao, kim ngân hoa (mỗi vị 40 g), huyền sâm, đại thanh diệp, hoàng liên, hoàng cầm, liên kiều (mỗi vị 16 g) (5).
    Xơ gan cổ trướng: thang thuốc sắc gồm các vị: mẫu đơn bì, sơn thù, trạch tả, phục linh, đương quy (mỗi vị 8 g), bạch mao căn (20 g), thục địa, hoài sơn, bạch truật, địa cốt bì (mỗi vị 12 g) (5).
    Bí tiểu tiện ở người già: thang thuốc gồm các vị: mẫu đơn bì, sơn thù du, phục linh, trạch tả, phụ tử chế (mỗi vị 8 g), nhục quế (4 g), thục địa, hoài sơn, ngưu tất, xa tiền tử (mỗi vị 12 g) (5).
    Đơn độc sưng tấy, quai bị, sưng vú, viêm tinh hoàn: thang thuốc sắc gồm các vị: mẫu đơn bì, bông trang, huyết giác, hoàng lực, đơn châu chấu, chó đẻ răng cưa, mỗi vị 12 g (6).
    Ôn nhiệt, sốt nóng vào mùa hè thu, viêm não cấp, sưng gan, sốt xuất huyết, sốt cao co giật, hôn mê, khô khát, gầy rộc: thang thuốc sắc bao gồm các vị: vỏ rễ mẫu đơn, huyền sâm, sinh địa, ngưu tất, mạch môn và quyết minh tử, dành dành, hoa hòe (3 vị cuối này đều sao lên), mỗi vị 12 g (6).
Lưu ý
Phụ nữ có thai không nên dùng mẫu đơn bì vì có thể bị sẩy thai (5).
9: QUẾ CHI
Quế chi
Quế chi là những cành quế con được phơi khô làm thuốc, quế chi tiêm lấy ở ngọn cành (hoặc vỏ  cành quế con của cây quế (Cinamomum cassia Blume).
Thu hái và Chế biến :
Bỏ đi tạp chất, ngâm một hồi, rửa sạch, làm mềm, thát phiến mỏng. Dược liệu phiến hình tròn, hình bầu dục hoặc đoạn bất quy tắc. Phần vỏ màu nâu đỏ, bề mặt có lúc nhìn thấy bì khổng hoặc rãnh dọc, phần gỗ màu trắng vàng hoặc nâu vàng nhạt, phần tủy hình tròn hoặc hình vuông.
•    Tính vị : Tân, cam, ôn.
•    Quy kinh : Tâm, phế, bàng quang.
Công hiệu :
Phát hãn giải cơ, Ôn thông kinh mạch, Trợ dương hóa khí, Bình xung giáng khí. Dùng cho cảm mạo phong hàn, đau bụng lạnh, huyến hàn bế kinh, đau khớp, đờm, phù thũng, đánh trống ngực.
•    Liều dùng : 3-9g.
•    Bảo quản : Để nơi khô ráo thoáng mát.
Bài Thuốc Về Quế Chi
Ôn dương tán hàn, hoạt huyết thông mạch
Để phát huy tốt công dụng của quế chi, bạn cần chuẩn bị gà giò 1 con (khoảng 0,5kg), quế chi 10g, đỗ trọng 15g, thỏ ty tử 10g, kê huyết đằng 30g, củ hành 100g, gừng lát 20g, hành hoa 10g, tỏi băm 10g, tương cà chua 20g, rượu vang đỏ 1 muỗng canh, dầu ăn 1 muỗng canh, bột tiêu một ít.
Sau đó, đem gà giò rửa sạch, chặt miếng vuông; các vị thuốc khác rửa sạch, bọc trong túi vải; hành củ lột bỏ, thái lát. Cho chút dầu ăn vào xào xơ thịt gà rồi lấy ra, cho tiếp hành vào xào sơ thêm tương cà chua thì đổ thịt gà vào xào.
Thêm nước vào nấu sôi rồi đổ qua nồi đất, thêm túi thuốc, gừng tươi, rượu vang, muối và dùng lửa nhỏ hầm trong khoảng 1 giờ. Đến khi gà chín nhừ thì bỏ túi thuốc, nêm thêm tỏi băm, bột tiêu.
Công dụng của quế chi trong bài thuốc góp phần ôn dương tán hàn, tư bổ can thận, hoạt huyết thông mạch. Bài thuốc này cũng rất thích hợp với những bệnh nhân đái tháo đường có dấu hiệu xuất hiện biến chứng vùng chân.
Thông mạch, giảm đau
Công dụng của quế chi còn ở khả năng thông mạch, giảm đau, thanh nhiệt lợi thấp giải độc, hoạt huyết thông lạc. Bạn chỉ cần chuẩn bị cẳng gà 0,5 kg, quế chi 10g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 10g, huyền sâm 10g, kê huyết đằng 10g, đương quy 10g, hành đoạn 10g, tử hoa địa đinh 10g, rượu 1 muỗng canh, bột nêm, muối, nước dùng vừa đủ.
Đem cẳng gà rửa sạch, chặt bỏ phần móng, trụng qua nước sôi rồi vớt ra dội sạch; các vị thuốc khác rửa sạch, bọc trong túi vải. Cho cẳng gà vào nồi thêm hành đoạn, rượu, bột nêm và nước dùng vào nấu đến khi sôi thì chuyển lửa nhỏ hầm thêm nửa giờ. Thêm túi thuốc và gia vị hầm tiếp 20 phút cho cẳng gà nhừ để phát huy tốt nhất công dụng của quế chi.
Giảm biến chứng đái tháo đường
Thịt gà rừng 250g, quế chi 10g, hồng hoa 15g, gừng lát 5g, hành đoạn 5g, muối lượng vừa đủ. Thịt gà đem rửa sạch, chặt thành miếng nhỏ, trụng qua nước sôi, vớt ra dội sạch; quế chi và hồng hoa rửa sạch.
Sau đó cho thịt gà vào nồi, thêm gừng lát, hành đoạn và lượng nước vừa đủ vào nấu cho sôi. Chuyển lửa nhỏ hầm cho thịt gà gần chín, thêm quế chi, hồng hoa nấu đến khi thịt nhừ thì nêm muối cho vừa miệng.
Công dụng của quế chi kết hợp với các vị thuốc này là giúp bổ khí dưỡng âm, hoạt huyết thông mạch. Thích hợp với bệnh nhân đái tháo đường có cảm giác khác thường (dấu hiệu của biến chứng) ở vùng chân.
Trị u xương sụn
Y học cổ truyền cho rằng thận khí khuy tổn, hàn ngưng huyết ứ tụ bên trong xương là nguyên nhân sản sinh ra u xương. Với bài thuốc này, công dụng của quế chi và các vị thuốc khác sẽ giúp ôn kinh thông lạc, ôn thận khu hàn để trị u xương hiệu quả.
Người bệnh chỉ cần chuẩn bị quế chi 10g, bổ cốt chỉ 15g, đổ trọng 15g, uy linh tiên 50g, tần giao 15g, đương qui 15g, mộc hương 8g, hạch đào nhân 25g, tế tân 5g, xuyên ô 5g; sắc uống.
Quế linh hoàn hỗ trợ điều trị u cơ tử cung
Người bệnh cần chuẩn bị quế chi, phục linh, ngãi diệp, thanh bì, đào nhân, miết giáp, quyển bá, đơn bì, xích thược, xuyên đoạn, hoàng kỳ mỗi vị 10g; sinh mẫu lệ 30g và hoàng bá 6g. Đem tất cả nghiền thành bột, chế mật làm hoàn mỗi viên 10g.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần một viên, 45-90 ngày là một liệu trình. Khi kinh nguyên đến thì nên ngừng thuốc. Sau mỗi liệu trình nên tiến hành kiểm tra để ngưng uống thuốc hoặc thay đổi cho phù hợp.
Trị bệnh mạch vành
Người bệnh mạch vành lấy quế chi, sao bạch truật, phục linh, dâm dương hoắc mỗi vị 10g; chế hà thủ ô, mẫu đơn bì, xuyên khung, câu kỉ tử mỗi vị 15g; đảng sâm 20g, đan sâm 25g, hoàng kỳ 30g, toàn đương qui 20g, chích cam thảo 8g. Tất cả đem sắc lấy nước thuốc, mỗi ngày 1 thang, chia 1-2 lần uống, khoảng 20 ngày là 1 liệu trình.
Trà Quế – Tăng Ham Muốn
Đun sôi nước và thêm thanh quế vào nồi. Chờ khoảng 10 phút và lọc ra chất lỏng. Cho thêm một thìa mật ong vào khuấy đều. Cả quế và mật ong đều có tác dụng kích thích sinh lý. Nên uống trà quế khi còn ấm.

10: PHỤ TỬ CHẾ
Phụ tử là rễ củ con của cây Ô đầu (Aconitum Camichaeli Debx.) còn có tên khoa học là Aconitum sinense Paxt, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
1.    Tên khoa học: Radix Aconiti lateralis praeparata
2.    Tên gọi khác: cây ô đầu, ấu tầu, phụ tử, thảo ô, xuyên ô, co u tàu, ú tàu, cổ y
3.    Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, nóng, có độc. Vào các kinh tâm, thận, tỳ.
4.    Bộ phận dùng: rễ củ
5.    Đặc điểm sản phẩm: Rễ củ hình con quay, có vết nối với củ mẹ, không có vết của thân cây, phía dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc, vòng quanh phần trên củ có một số nhánh lồi lên như cái bướu. Chất cứng chắc, khó bẻ. Vết cắt màu nâu xám. Vị nhạt, sau hơi chát và hơi tê lưỡi.
 Bộ phận dùng
•    Phụ tử là rễ củ con đã phơi hay sấy khô của cây Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl. hoặc Aconitum carmichaeli Debx.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
4. Thu hái, chế biến và bảo quản
Thu hái:
•    Thu hoạch vào mùa thu, khi trời nắng ráo, đào về, loại bỏ rễ củ mẹ và rễ tua, thu lấy rễ củ con (phụ tử), rửa sạch chế biến thành diêm phụ tử, hắc phụ tủ, bạch phụ tử.
Chế biến:
A. Diêm phụ tử (con gọi là Sinh phụ tử): Rễ củ con, loại to, rửa sạch bỏ vào vại, thêm magnesi clorid, muối ăn và nước (cứ 100 kg Phụ tử dùng 40 kg magnesi clorid, 30 kg muối ăn, 60 lít nước), ngâm 10 ngày, lấy ra phơi khô rồi lại cho vào vại. Cứ thế, ngày phơi, tối ngâm nước bao giờ cũng sâm sấp trên củ. Thỉnh thoảng thêm magnesi clorid, muối ăn, nước để đảm bảo nồng độ ban đầu. Cuối cùng vớt ra phơi nắng để muối thấm tới phần giữa củ. Mặt ngoài thấy kết tinh trắng là được. Trước khi dùng thái lát mỏng 5 mm, rửa nước đến hết vị cay tê, đem phơi hoặc sấy khô (độc bảng B).
B. Hắc phụ tử: Rễ củ con loại trung bình, rửa sạch, cho vào vại, thêm magnesi clorid, nước ngâm vài ngày (100 kg Phụ tử dùng 40 kg magnesi clorid, 20 lít nước). Sau đó đun sôi 2 – 3 phút, lấy ra rửa sạch, để cả vỏ, thái lát mỏng theo chiều dọc, dày khoảng  5 mm. Lại ngâm trong nước magnesi clorid. Cuối cùng thêm đường đỏ và dầu hạt cải để tẩm đến khi lát mỏng có mầu nước chè đặc. Sau đó rửa nước đến hết vị cay, phơi hoặc sấy khô.
C. Bạch phụ tử: Rễ củ con loại nhỏ, rửa sạch cho vào vại, ngâm trong nước  magnesi clorid vài ngày (pha như trên). Sau đó đun tới chín đến giữa củ, lấy ra bóc vỏ bỏ. Thái lát mỏng theo chiều dọc, dày khoảng 3 mm, rửa hết vị cay tê, hấp chín, phơi khô, xông hơi diêm sinh, rồi phơi đến khô.
Bảo quản:
•    Để nơi khô mát, trong bình kín, tránh ẩm.
•    Phụ tử là thuốc độc Bảng A.
•    Diêm phụ, hắc phụ, bạch phụ là thuốc độc Bảng B.
5. Mô tả dược liệu Phụ Tử Chế
Rễ củ hình con quay, dài 3,5 – 5 cm, phía trên to, đường kính 1,5 – 2,5 cm, có vết nối với củ mẹ, không có vết của thân cây, phía dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc, vòng quanh phần trên củ có một số nhánh lồi lên như cái bướu. Chất cứng chắc, khó bẻ. Vết cắt màu nâu xám. Vị nhạt, sau hơi chát và hơi tê lưỡi.
6. Thành phần hóa học
•    Mesaconitine, Hypaconitine (Dược Học Học Báo 1965, 12 (7) : 435).
•    Higenamine, Demethylcoclaurine, Coryneinechloride, Methyldopa hydrochloride (Nhật Bản Dược Học Hội 1978, (5) : 163).
•    Isodephinine, Aconitine, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15a-Hydroxyneoline  (Trương Địch Hoa, Trung Thảo Dược 1982, 13 (11) : 481).
•    Salsolinol (Trần Địch Hoa, Dược Học Học Báo 1982, 17 (10) : 792).
•    Karakoline, Beiwutine, 10-Hydroxymesaconitine (Vương Cát Chi, Dược Học Học Báo 1985, 20 (1) : 71).
7. Phân biệt thật giả
..
8. Công dụng – Tác dụng 
•    Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống.
•    Công dụng: Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề
9. Cách dùng và liều dùng
•    Ngày 4 – 12 g, dạng thuốc sắc.
10. Lưu ý, kiêng kị 
•    Phụ nữ có thai, âm hư nội nhiệt, trẻ em dưới 15 tuổi không được dùng. Không nên phối hợp với Bán hạ, Qua lâu, Bối mẫu, Bạch cập, Bạch liễm.
11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Phụ Tử Chế
Trị nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi, tay chân co rút, tay chân lạnh:
•    Chích thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng). Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm (Tứ Nghịch Thang – Thương Hàn Luận).
Trị âm độc thương hàn, mặt xanh, tay chân lạnh, bụng đau, cơ thể lạnh, các chứng lãnh khí:
•    Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ, cuống). Tán bột. Mỗi lần uống 9g với ½ chén nước cốt Gừng, ½ chén rượu lạnh (Hồi Dương Tán – Tế Sinh Phương).
Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng:
•    Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ, , cuống), Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm (Phụ tử Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
Trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh:
•    Thục phụ tử (tẩm Đồng tiện), Nhân sâm đều 4g, Xạ hương 1 ít. Tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng, lấy Xạ hương bọc ngoài. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc Đăng tâm (Ký Tế Hoàn – Y Môn Pháp Luật).
Trị ngực đau, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan, ngực có hòn khối:
•    Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng (Tứ Ôn Thang – Phổ Tế phương).
Trị răng đau do âm hư:
•    Phụ tử (sống), nghiền nát, trộn với nước miếng, đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu (Hoa Đà Thần Y Bí Truyền).
Trị hàn tà nhập lý, chân tay lạnh, run, bụng đa, thổ tả, không khát, thân nhiệt và huyết áp tụt, mạch Vi muốn tuyệt:
•    Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Can khương 6g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì đều 12g, Cam thảo 4g, Ngũ vị tử  6g, Bán hạ, Sinh khương đều 12g. sắc, thêm Xạ hương 0,1g, uống (Hồi Dương Cấp Cứu Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị thận viêm mạn, dương khí không đủ, lưng mỏi, chân lạnh, phù thủng:
•    Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn dược đều 16g, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g. Tán bột, trộn mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Bát Vị Địa Hoàng Hoàn).
Trị hàn thấp thấm vào bên trong, khớp xương đau, cơ thể đau, lưng lạnh, chân tay mát, không khát:
•    Thục phụ tử, Phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Thược dược đều 12g. Sắc uống (Phụ tử Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Phụ tử có độc tính cao nhưng chỉ gây phản ứng phụ (nếu thuốc chế chưa kỹ hoắc thời gian sắc chưa đủ) chứ không nguy hiểm và không gây tử vong.
Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu thường có những triệu chứng sau: sùi bọt mép, buồn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ.
Dùng các bài thuốc sau có thể giải độc:
•    Hãm 5 đến 10g Nhục quế cho uống. Nếu sau 15 phút không thấy bớt, cho uống thêm liều nữa.
•    Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. sắc, pha thêm đường uống.
•    Nếu có triệu chứng tim đập loạn, sắc Khổ sâm 20g, Cam thảo 10g uống
•    Nếu có triệu chứng lạnh run, mạch yếu, khó thở, dùng Nhân sâm, Cam thảo và Can khương sắc uống.
Kiêng kỵ:
•    Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch suy đều không nên dùng.
•    Phụ nữ có thai, đang cho con bú không dùng.
•    Một số tài liệu y học cổ cho rằng Phụ tử khắc với Bối mẫu, Bán hạ, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm.
•    Không uống rượu trước hoặc sau khi dùng Phụ tử

11: LẠC TIÊN
“Ăn được, ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”.
Thành phần bài thuốc bao gồm:
    vỏ thân cây vông nem đã phơi khô (dùng khoảng 20 gam)
    rau nhãn lồng đã phơi khô (dùng cả thân và lá, khoảng 40 gam).
    lá sen đã phơi khô (30 gam), lưu ý, với lá sen thì bạn dùng lá của loại sen hồng hoặc sen trắng.
    củ gừng tươi (1 – 2 lát gừng tươi).
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hoặc ấm, nấu với 1 lít nước cho đến khi nước sắc lại, còn 1 chén thì chắt ra, để nguội và uống (đây là lần thuốc thứ nhất, uống vào buổi sáng). Sau khi uống xong, bạn đổ thêm 1 lít nước nữa vào nồi thuốc, nấu thêm cho đến khi nước thuốc sắc xuống còn 1 chén thì cũng chắt ra, để nguội và uống (đây là lần thuốc thứ hai, dùng uống vào buổi chiều, sau bữa ăn chiều khoảng 20 phút). Bài thuốc này bạn không uống liên tục mà uống cách ngày (tức một ngày uống, một ngày ngưng) cho đến khi hết bệnh.
Lưu ý khi dùng
    Với vỏ cây vông nem: bạn nên cạo bỏ lớp bần khô bên ngoài, sau đó rửa sạch và đem đi phơi hoặc sấy khô để dùng.
    Đối tượng cần tránh: Người huyết áp thấp hay phong hàn thấp thì không nên dùng.
    Nên sắc thuốc bằng lửa vừa hoặc lửa nhỏ để chất thuốc được chiết ra nhiều hơn.
    Nên kiểm tra kỹ và thường xuyên các nguyên liệu thuốc đã được phơi, sấy khô. Nếu phát hiện hỏng, mốc, bạn nên thay mới các loại thuốc, tránh dùng phải thuốc hỏng, mốc vì chúng rất có hại cho sức khoẻ, thậm chí gây ngộ độc (1) (2).

12: VONG NEM
“Bần cùng bất đắc dĩ
Có lòi trĩ mới phải rịt lá vông”.
Nghĩa là, khi bị trĩ thì phải kiếm lá vông (vông nem), thường là chọn lá hơi già, giã nát ra, sau đó nướng cho ấm rồi rịt, đắp vào hậu môn. Sau đó, nên hái thêm một ít lá vông nem tươi, còn non, xào với trứng gà để ăn cho nhuận tràng, mau hết trĩ hơn (1).
Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây vông nem như lá và vỏ thân còn được dùng làm thuốc trong nhiều trường hợp khác nữa.
Mục lục  hiện 
Lá và vỏ cây vông nem giúp an thần
Lá: Khi bị mất ngủ, nhiều người thường theo thói quen bẻ một ít rau nhãn lồng hoặc lá vông nem (lá vừa, không quá già) để nấu canh ăn (hoặc luộc ăn). Không chỉ giúp dễ ngủ, lá vông nem còn giúp giảm nhức đầu, chóng mặt do căng thẳng đầu óc hoặc do mất ngủ thường xuyên. Ngoài ra, cũng có thể dùng lá vông để sắc hoặc hãm uống như uống trà, mỗi ngày từ 2 – 4 g (3).
Vỏ thân: Để dùng làm thuốc, người ta cạo bỏ lớp bần của vỏ cây vông nem rồi phơi khô, xắt nhỏ ra. Theo các kết quả nghiên cứu, vỏ cây vông nem có tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương nên được dùng để an thần (mẹ tôi đã từng dùng bài thuốc có vỏ vông nem và thấy hiệu quả). Liều lượng: dùng khoảng 6 g vỏ thân dưới dạng thuốc sắc (3) (4).
Những công dụng khác của lá cây vông nem
Theo y học cổ truyền, lá vông nem có tác dụng sát trùng, nhuận tràng, hạ huyết áp và điều trị các bệnh như:
    Phong thấp, chân tê phù, người hay hồi hộp, tiêu chảy và kiết lỵ: sắc uống 4 – 6 g lá vông nem mỗi ngày (1).
    Giun đũa, cam tích ở trẻ em: lấy lá vông nem tán thành bột, mỗi lần uống từ 1 – 3 g (3).
Lưu ý
    Đối tượng: Những người không phải phong hàn thấp thì không nên dùng vông nem (4). Bên cạnh đó, lá vông nem gây hạ huyết áp nên những người huyết áp thấp cũng không nên dùng (1).
    Thời gian: Nên uống thuốc vào buổi chiều tối, trước khi đi ngủ để có tác dụng an thần tốt nhất (3).
    Liều lượng: Trong quá trình dùng thuốc, không nên tuỳ tiện thay đổi liều lượng và lưu ý không dùng quá liều (vì thí nghiệm trên động vật cho thấy dùng quá liều gây ra các tác hại như: co cứng cơ chân, ức chế sự co bóp của ruột…) (3).
    Độc tính: Trong lá và thân cây vông nem có hoạt chất erythin làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương và chất migarin làm dãn đồng tử. Trong hạt vông nem cũng có chất hypophorin có thể gây ra co giật, phong đòn gánh (1).
    Phân biệt: Tránh nhầm lẫn tên gọi cây vông nem với cây vông đồng trong thu hái và sử dụng (vì cây vông đồng có độc tính cao).
Về cây vông nem
Cây vông nem còn có các tên khác như: vông, cây lá vông, cây thích đồng, cây hải đồng, hải đồng bì, thích đồng bì.. Cây có tên khoa học là Erythrina orientalis, thuộc họ Đậu: Fabaceae (4). Cây vông nem phân bố ở khắp nước ta và là loại cây dễ trồng (có thể nhân giống dễ dàng bằng cách giâm cành).

13: TÂN DI HOA
Tân di còn có tên mộc bút hoa, mộc lan, bạch mộc liên, ngọc lan hoa, ứng xuân hoa, ngọc đường xuân, vọng xuân hoa, khương phác hoa
1.    Tên khoa học: Flos Magnoliae liliflorae
2.    Tên gọi khác: Tân thẩn, tân di đào
3.    Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ấm. Vào hai kinh phế và vị.
4.    Bộ phận dùng: búp hoa
5.    Đặc điểm sản phẩm: Búp hoa giống như cái ngòi viết an nam (bút lông) khô, bèn ngoài nâu sẫm có nhiều lông nhung vàng như sợi tơ, bên trong không có lòng, có mùi thơm đặc biệt.
6.    Phân bố vùng miền: Thế giới: Trung Quốc. – Việt Nam: vùng rừng núi Việt Nam
7.    Thời gian thu hoạch: Mùa xuân
Tân di là nụ hoa mộc lan (Magnolia liliflora Desr.), họ mộc lan (Magnolinaceae). Về thành phần hóa học, tân di có các monoterpenoid và phenylpropanoid, tinh dầu bay hơi.
Tác Dụng Dược lý Tân Di
Về tác dụng sinh học, tân di làm giãn mạch cục bộ, tăng cường lưu lượng máu nên cải thiện tình trạng vi tuần hoàn, giảm đau và tiêu viêm, ức chế virut cúm và một số vi khuẩn (tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn týp A, trực khuẩn lỵ); chống dị ứng…
Theo Đông y, tân di vị cay, tính ôn; vào kinh phế và vị. Có tác dụng khu phong giải biểu, thông khiếu chỉ thống. Dùng cho các trường hợp đau đầu, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau răng, viêm xoang mũi má cấp hoặc mạn tính… Liều dùng và cách dùng: 4-12g bằng cách nấu, pha, hãm, bột.
Thành phần hóa học
•    Chứa nhiều tinh dầu (từ 0,5% – 2,86%) mà chủ yếu là eugenol, foeniculin, magnoflorine, paeonidin, eudesmin, magnolin, cinnamic aldehyde… Ngoài ra còn có flavonoid, anthocyanin, oleic acid, vitamin A, alkavoid…
Bài Thuốc Với Tân Di
Phát tán, giải biểu. Trị cảm mạo phong hàn, đau đầu ngạt tắc mũi.
•    Bài 1: tân di 0,4g, cảo bản 0,4g, bạch chỉ 0,4g, thăng ma 0,4g, mộc thông 0,4g, xuyên khung 0,4g, phòng phong 0,4g, tế tân 0,4g, cam thảo 0,4g. Các vị tán thành bột, hoà ra uống, mỗi lần 12g hoặc sắc uống.
•    Bài 2: tân di, phòng phong, bạch chỉ, xuyên khung. (liều lượng bằng nhau). Sắc uống.
Tiêu viêm, thông mũi. Chữa các chứng viêm mũi mạn tính, viêm xoang mũi, tắc mũi, chảy nước mũi…
•    Bài 1: tân di 12g, thương nhĩ tử 12g. Sắc

Đông Y