Sống Khỏe Sống Đẹp

SỐNG KHỎE SỐNG ĐẸP

Sống Khỏe Sống Đẹp songkhoesongdep.ad@gmail.com
Sống Khỏe Sống Đẹp 0386362462

VƯỜN DƯỢC LIỆU TỔNG HỢP

Dấp cá ( ngư tinh thảo) ở vườn dược liệu Chữa lòi dom, đinh nhọt, đau nhức, hoặc phổi có mủ, sởi, chữa đau mắt đỏ, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều, dấp cá 2kg, bạch cập 1kg tất cả tán bột 12g uống mỗi ngày.

Bạch chỉ nam ở vườn dược liệu chữa cảm cúm, viêm mũi đau đầu đau răng, 4-12g / ngày sắc bột uống.

Bạch đồng nữ ( mò hoa trắng) ở vườn dược liệu bộ phận dùng: lá và rễ, chữa bạch đới khí hư, kinh nguyệt không đều, tử cung viêm loét ngày dùng 20 – 30g lá khô uống riêng hay phối hợp với ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, còn chữa vàng da thấp khớp, ung nhọt lở ngứa ngoài da, viêm mật vàng da.

Cỏ tranh ( bạch mao căn) ở vườn dược liệu họ lúa Poaceae, bộ phận dùng rễ và hoa, rễ chữa sốt, khát nước, tiểu tiện ít, tiểu buốt tiểu rắt, tiểu máu, ho ra máu, chảy máu cam. Hoa chữa nôn máu, liều dùng 10 – 50 g / ngày. (lợi tiểu giúp hạ nhiệt).

Bạng hoa ( lẻ bạng, sò huyết) ở vườn dược liệu bộ phận dùng: hoa và lá, chữa viêm phế quản cấp và mãn, ho, chảy máu cam, lỵ trực trùng ( có màu đỏ nên một số người còn dùng để bổ huyết).

Bo bo ( ý dĩ nam, cườm gạo) họ lúa Poaceae ở vườn dược liệu chữa suy nhược cơ thể chân tay mỏi mệt, ăn uống kém, ỉa chảy mãn tính, trừ phù thủng, viêm thận mãn, hội chứng thận hư, liều dùng 10 – 30 g/ngày

Bùm sụm ở vườn dược liệu bộ phận dùng cả cây, công dụng chữa đau nhức lưng, đau buốt bàn tay. Liều dùng 8-20 g/ngày.

Cà gai leo tên khác cà quạnh, cà cườm, cà quách, ở vườn dược liệu bộ phận dùng rễ và dây, công dụng nhứt đầu, đau gân xương liều dùng 16-20g /ngày.

Cải trời tên khác hạ khô thảo nam, họ cúc Asteraceae, ở vườn dược liệu chữa viêm màng tiếp hợp, sốt lao hạch, cầm máu, chảy máu cam, rong huyết, viêm nhiễm đường tiết nệu, dùng 8-20g dùng ăn sống như rau, nấu canh, luộc, ăn uống nước để giải độc, làm mát.

Cam thảo đất ( thổ cam thảo, cam thảo nam) họ hoa mõm chó ở vườn dược liệu : dùng toàn cây cả rễ ( có nơi không dùng rễ, rễ ngọt hơn thân, chữa ho, viêm họng, ban sởi, kinh nguyệt quá nhiều, chống tiểu đường ngày dùng 8-12 gam.

Cát lồi ( mía dò, đọt đắng) ở vườn dược liệu bộ phận dùng thân rễ, công dụng, chữa sốt, ra mồ hôi, liều dùng 10-20 gam/ngày.

Cây mạch môn ( lan tiên mạch) ở vườn dược liệu, bổ âm, chữa ho, viêm phế quản, lao phổi, ra máu. 6-12gam

Cỏ cú ( hương phụ ) họ cối: Cyperaceae bộ phận dùng, thân rễ củ, tinh dầu, công dụng thân rễ củ chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm tử cung mãn tính, chữa các bệnh phụ nữ trước và sau sinh, đau bụng, đau sườn ngực, ăn không tiêu, nôn mữa, đau dạ dày ợ chua, liều dùng 8-12g/ngày. (điều kinh).

 

Cỏ mần trầu ( thanh tâm thảo) ở vườn dược liệu họ lúa Poaceae bộ phận dùng toàn cây, tác dụng hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan, bổ hư tổn chữa bụng chướng, tiểu tiện không thông, phong thấp, viêm gan, hạ sốt, cho ra mồ hôi, hạ huyết áp, liều dùng: 60g -100 gam/ngày.

Cỏ sữa lá nhỏ: ( địa cầm thảo, hồng liêm thảo) cỏ sữa lá lớn ( cỏ sữa lông) họ thầu dầu: Euphorbiacea. ở vườn dược liệu chữa tắc tia sữa, ít sữa, lỵ trực trùng, băng huyết, mụn nhọn, trẻ em tiêu phân xanh.

Cây cối xay ( nhỉ hương thảo, kim hoa thảo) ở vườn dược liệu bộ phận dùng lá, thân , rễ, hạt, chữa cảm sốt, khát nước, ho, nhức đầu, thiểu niệu, phù thủng. Liều dùng 8-12gam/ngày.

Củ chóc ( bán hạ nam) ở vườn dược liệu bộ phận dùng: thân rễ, tác dụng trừ đàm mạch tỳ vị, giáng khí nghịch, cầm nôn, tiêu sưng thủng ( vi ngứa, tính ấm, có độc) chữa nôn, ho hen, sưng đau tai, phù thủng. Liều dùng 6-12gam/ngày. ( lưu ý không tự ý dùng sống rất độc, phải chế với gừng tươi mới được dùng) 

Chân chim ( ngũ gia bì nam, chân chim 5 lá) họ ngũ gia bì: araliacea, ở vườn dược liệu bộ phận dùng, vỏ thân, vỏ rễ hoặc cành nhỏ. Chữa phong hàn thấp, tê, tê bì, phù, lở ngứa, dùng cho người kém ăn, khó tiêu, bí tiểu tiện, phù thũng, liều dùng 8-12 gam/ngày.

Chìa vôi ( bạch phấn đằng) bộ phận dùng; ở vườn dược liệu dùng rễ củ. Chữa phong thấp, sưng tấy

Chó đẻ răng cưa ( diệp hạ châu):ở vườn dược liệu công dụng đắng mát, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, chữa sản hậu ứ huyết, bế kinh, viêm gan siêu vi, đau nhức, tưa lưỡi, viêm họng, đau yết hầu, ung nhọt, lở ngứa, chàm má, rắn rết cắn. Viên diệp hạ châu chữa viêm gan.

Dừa cạn, họ trúc đào: Apocynaceae, ở vườn dược lệu bộ phận dùng toàn cây cả rễ, công dụng giải độc, hoạt huyết tiêu thủng, hạ áp, chữa huyết áp cao, kinh bế, tiểu đường, thông tiểu tiện, hỗ trợ điều trị bệnh bạch huyết liều dùng 8 – 12g /ngày

Địa liền ( thiền liền, sa khương) họ gừng zingiberaceae ở vườn dược liệu dùng rễ củ, chữa chứng ngực bụng đau, thổ tả, ho gà, đau răng, cảm phong hàn. Dùng 4-8 gam.

Đinh lăng hay gỏi cá, ( rễ dùng thay nhân sâm) thuộc họ ngũ gia bì: Araliaceae ở vườn dược liệu bộ phận dùng toàn cây, tác dụng, bổ ngũ tạng, tiêu thực, giải độc, bổ khí, tăng sữa. Rễ : bổ khí, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, tiêu hóa kém, lá chữa cảm sốt, mụn sưng tấy.

Gừng ( sinh khương) họ gừng: Zingiberaceae, ở vườn dược liệu bộ phận dùng thân rễ. Gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho đờm, nôn mữa, kích thích tiêu hóa, chữa bụng đầy trướng, giải độc bán hạ, tôm, cua, cá. Dùng 4-8 gam gừng khô chữa bụng lạnh, trướng đầy, thổ tả, chân tay lạnh, dùng 10 gam. Gừng sao đen tác dụng cầm máu sử dụng 4-8 gam sắc uống.

Cỏ mực ( hạn liên thảo) ở vườn dược liệu bộ phận dùng toàn cây, công dụng bổ máu, chảy máu cam, ban sởi, liều dùng 30 -50 gam/ngày.

Huyết dụ ( phất dũ) thuộc họ hành tỏi Liliaceae ở vườn dược liệu dùng lá ứng dụng; cầm máu, hạ đờm, sát trùng, trị băng huyết, thổ huyết, đái ra máu, ho ra máu, trĩ lỵ, liều dùng 16gam/ngày.

Hương nhu tía ( é tía: hương nhu tía) thuộc họ: hoa môi Lamiaceae ở vườn dược liệu bộ phận dùng toàn cây trừ rễ, chủ yếu là lá, chữa cảm nắng, sốt nhức đầu, đau bụng đi ngoài, chữa máu cam, dùng 6 -12 gam/ngày ( kháng sinh đường ruột).

Ké hoa đào tên khác ké hoa đỏ họ: malvaceae ở vườn dược liệu bộ phận dùng toàn cây công dụng: rễ dùng chữa thấp khớp, cảm, bạch đới. Liều dùng 15-30 gam/ ngày.

Lá lốt thuộc họ hồ tiêu: Piperaceae ở vườn dược liệu bộ phận dùng rễ, thân, lá chữa phong thấp, đau lưng, gối mỏi, chữa nôn, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, nhức răng, phù thủng, dùng 8-12gam khô, 16-30 gam tươi.

Lô hội tên khác là hổ thiệt, lưỡi hổ, nha đam tên: Aloe Sp Liliaceae ở vườn dược liệu bộ phận dùng nhựa và lá công dụng nhuận trường, mát gan, ăn không tiêu.

Mã đề ( xa tiền, hạt mã đề là xa tiền tử) thuộc họ mã đề: Plantaginaceae bộ phận dùng: toàn cây và hạt, lá tính mát, hạt thanh nhiệt nhuận phế, thông tiểu tiện, chữa thiểu niệu, tiểu máu, ho lâu ngày, viêm phế quản đau mắt đỏ. Liều dùng 6-12 gam.\

Mắc cỡ ( trinh nữ, xấu hổ) thuộc họ trinh nữ: Mimosaceae bộ phận dùng toàn cây: rễ có mimosin lá có selen cao ở tháng 8, quả có selen cao ở tháng 12. Chữa phong thấp tê bại dùng rễ, chữa mất ngủ, tâm thần không yên, phối hợp trong bệnh cao huyết áp dùng lá tốt, dùng 8-12 gam/ngày.

Mơ tam thể tên khác Ngưu bì đồng, mơ lông thuộc họ cà phê: Rubiaceae dùng lá chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bụng ăn không tiêu, ngày dùng 20 gam ( một nắm lá mơ thái mỏng, một trứng gà, một ít muối, tất cả trộn chung vào, ráng lên ăn, làm bánh lá mơ, đắp thông tia sữa, viêm dạ dày, viêm ruột.

Ngãi cứu tên khác ngãi diệp họ cúc: Asteraceae dùng toàn cả cây, điều hòa khí huyết, điều kinh an thai, trừ hàn thấp, chữa kinh nguyệt không đều, chữa bụng lạnh đau hàn lỵ, đau bụng động thai, cầm máu, chữa rong kinh, băng huyết, đổ máu cam, lậu huyết, bạch đới, khí hư ở phụ nữ do tử cung lạnh. Liều dùng 6 – 12gam/ ngày ( an thai)

Nghệ tên khác khương hoàng, củ nghệ tên khác ngọc kim thuộc họ gừng: Zingiberaceae bộ phận dùng rễ cũ, chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, huyết ứ, đau bụng, nôn mữa, đau dạ dày thể huyết ứ dùng 4-6 gam/ngày ( hoạt huyết).

ổi tên khác phan thạch lựu thuộc họ sim: Myrtaceae bộ phận dùng, búp và quả công dụng búp cầm máu, cầm tiêu chảy 20-40 gam/ngày. Quả chín làm nhuận trường (ăn bỏ vỏ) dùng 1-2 ngày.

Cây rau ngót tên khác hắc diệu thần thuộc họ: thầu dầu Euphorbiaceae dùng lá chữa tưa lưỡi, sót nhau liều dùng 8-12 gam/ ngày.

Rau xam tên khác mã xỉ hiện thuộc họ rau sam: Portulacaceae dùng cả cây tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn, chữa lỵ ra máu ( lỵ trực trùng) dùng 16-20 gam /ngày mụn nhọt, giun kim dùng 250gam / ngày sắc tươi uống.

Râu mèo thuộc họ hoa môi: Lamiaceae bộ phận dùng, toàn cây, bỏ rễ, tác dụng lợi tiểu, giải độc, mát huyết, thông tiểu, phù thủng, trừ thấp, sỏi thận, sỏi túi mật 8-12 gam/ngày ( thông tiểu + thông mật)

Nhân trần cái: Còn được gọi là hoắc hương núi, có tên khoa học là Adesnosma caeruleum R. Br. Loại thảo dược này thuộc họ Mõm Chó Scrophullrriaceae. Loài này có đặc tính kháng viêm tốt, đồng thời có tác dụng tăng tiết mật

Nhân trần bồ bồ: Tên khoa học là Adesnosma capitatum Benth. Dược liệu này cũng thuộc họ Scrophullrriaceae. Một số vùng thường gọi là cây nhân trần đực hoặc cây bồ bồ. Về tác dụng, nhân trần bồ bồ có công dụng giống nhân trần cái nhưng xét về tính tăng tiết mật thì kém hơn nhân trần cái.

Nhân trần cao (nhân trần Trung Quốc): Loại này thuộc họ Cúc Asteraceae với tên khoa học là Artemisia capillaris Thunb. Thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn ngoài da và hạ sốt

 

 

 

 

Dược liệu