BS NGUYỄN TRUNG HIẾU
Hiện đang công tác tại bệnh viện Quân Dân Y TPCT
Theo quan niệm Đông y, các vị thuốc thường được sử dụng để ngâm rượu được phân làm 2 nhóm chính là rượu ngâm động vật (các bộ phận của động vật) hoặc rượu ngâm dược liệu .
Hoặc có thể sử dụng hoa, quả, hạt,… để ngâm rượu. Rượu là một vị thuốc, nhất thiết phải dùng đúng liều lượng, không được dùng quá liều, vì trong rượu vẫn có độc tính gây hại cho sức khỏe con người.
Rượu có vị cay nóng, hơi đắng, ngọt, tính ôn, đi vào 12 kinh lạc có tác dụng điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, dẫn thuốc đi vào một số tạng phủ để chữa bệnh, dùng ngoài để xoa bóp tiêu sưng giảm đau…
Vào tuổi trung niên, không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng gặp những trục trặc tình dục như: suy giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương...
Ngày Xuân, thay vì dùng bia, rượu tây hay rượu ta, thật thú vị khi dùng vài ly rượu thuốc cho mình hoặc đãi bạn. Đương nhiên, đã là rượu thuốc thì uống có chừng mực, đều đặn mỗi bữa chỉ vài ba ly nhỏ. Uống để bồi bổ sức khỏe là chính, không vì vui mà say sưa.
MỘT SỐ LOẠI DƯỢC LIỆU MÀ RƯỢU THUỐC QH DÙNG ĐỂ NGÂM
Dâm dương hoắc - ôn thận, tráng dương
Dâm dương hoắc (tên khoa học là epimedium, thuộc họ hoàng liên gai - Berberidaceae) là một trong những vị thuốc bổ dương của y học cổ truyền.
Đây là lá phơi hay sấy khô của nhiều loại cây thuộc chi Epimedium như dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá mác, dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc có lông mềm...
Theo y học cổ truyền, dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm; có công dụng ôn thận, tráng dương (làm ấm tạng thận và khỏe dương khí), cường cân tráng cốt (làm mạnh gân xương) và khứ phong, trừ thấp. Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp... Dâm dương hoắc có ở Trung Quốc và một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Y học hiện đại ghi nhận, trong dâm dương hoắc có chứa hàm lượng L-Arginine rất cao (L-Arginine là chất kích thích sản xuất hoóc-môn tăng trưởng, tăng cường sinh dục, thiếu chất này sẽ làm ảnh hưởng đến sự ham muốn). Chiết xuất được trong lá dâm dương hoắc những nhóm chất có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và cải thiện chức năng tình dục bao gồm: Alcaloid, flavonoid và saponosid, phytosterol, tinh dầu, axít béo, vitamin E.
Dâm dương hoắc thường được dùng là thuốc ngâm rượu, có thể dùng độc vị, dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Để đảm bảo dược tính cho dâm dương hoắc cần chọn dược liệu tốt, không ẩm mốc và sao tẩm đúng. Có mấy cách sao dâm dương hoắc:
Sao với mỡ dê: 1 lạng dâm dương hoắc sao với 20g mỡ dê, sao sao nhỏ lửa cho đến khi thấm hết mỡ là được. Sao với muối: Dùng nước muối 2% với lượng vừa đủ, sao dâm dương hoắc cho đến khi khô hết nước, dược liệu chuyển màu hơi đen là được. Sao với rượu: Mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 20 - 25ml rượu, phun đều rồi sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu khô. Sao với bơ: mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 25g bơ, đem bơ đun nóng chảy rồi cho dược liệu vào sao cho đến khi khô. Sao thường: Cho dâm dương hoắc vào chảo, sao lửa nhỏ cho đến khi chuyển màu hơi đen.
Chúng tôi thường dùng cách sao dâm dương hoắc với mỡ dê để vừa tăng dược tính vừa tạo mùi thơm.
Rượu dâm dương hoắc ngâm độc vị có màu xanh đẹp. Thường ngâm 500g dâm dương hoắc với 5 lít rượu gạo ngon. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15 - 20ml.
Để nâng cao hiệu quả của rượu dâm dương hoắc, người ta thường phối hợp nó với một số vị thuốc như tiên mao, ba kích và nhục thung dung, uy linh tiên... Qua kinh nghiệm điều trị cho đàn ông bị vô sinh - hiếm muộn (thường kèm theo triệu chứng dương nuy; xét nghiệm thấy tinh trùng thiếu, yếu...), tôi lập bài thuốc ngâm rượu có vị dâm dương hoắc phối hợp với: thục địa, huỳnh tinh, kỷ tử, sinh địa, hắc táo nhân, quy đầu, cam cúc hoa, cốt toái bổ, xuyên ngưu tất, xuyên tục đoạn, nhân sâm, bắc huỳnh kỳ, phòng đảng sâm, đỗ trọng, đảng sâm, trần bì, đại táo, lộc giác giao.
Trong đó, dâm dương hoắc cùng thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, kỷ tử: Bổ thận sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: Bổ mạnh tinh huyết; nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: Bổ khí; đương quy, xuyên khung: Dưỡng huyết; sinh địa, táo nhân: Dưỡng huyết, an thần...
Với bài thuốc ngâm rượu có dâm dương hoắc này, nhiều người đã có sức khỏe tình dục tốt hẳn lên, đặc biệt là đã có con sau nhiều năm hiếm muộn.
Cần lưu ý: Dùng dâm dương hoắc phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm; phụ nữ có thai không nên dùng.
Bs Nguyễn Trung Hiếu
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÓ SẴN TẠI CỬA HÀNG
Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa hắc lào, ho ra máu, băng huyết, tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao và sỏi đường tiết niệu. (giá 200k/kg)
Công dụng atiso đỏ (bụt giấm)
1. Một số thành phần có trong hoa bụp giấm có chứa một số hoạt chất có khả năng loại bỏ các độc tố trong gan. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến gan như: viêm gan, xơ gan,…;
2. Kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và phòng ngừa bệnh táo bón;
3. Hàm lượng vitamin C có trong hoa bụp giấm được chiếm khá cao giúp làm tăng khả năng miễn dịch. Đồng thời ức chế một số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, từ đó giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm, ho, viêm họng hoặc một số bệnh lý thông thường;
3. Hoa bụp giấm có tác dụng giảm cân và chữa béo phì nhờ một số thành phần hoạt chất có khả năng ức chế men amylase, từ đó giúp gia giảm khả năng hấp thụ đường và tinh bột;
4. Thành phần có trong hoa bụp giấm có tác dụng ức chế khả năng hấp thụ của rượu vào máu. Do đó, nước từ loại dược liệu này rất thích hợp để giải rượu và bảo vệ gan;
5. Có tác dụng hạ nhiệt và hạ huyết áp nhờ dịch ép có trong lá và đài hoa. (giá 62k/gói)
CÂY CỎ NGỌT: Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza trong cây cỏ ngọt, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh Tiểu đường.
Cây cỏ ngọt còn có tên gọi khác là cây cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt… Tác dụng nổi bật của loài cây này, được nhiều người biết tới đó là công dụng tạo vị ngọt tự nhiên, có độ đường thấp, là loại thảo dược tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.
Tác dụng của cây cỏ ngọt
- Tác dụng ổn định huyết áp, điều trị huyết áp cao
- Tác dụng ổn định đường huyết, tốt cho người tiểu đường
- Tác dụng tốt cho răng miệng, cỏ ngọt có tác dụng ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi vì trong nó có chất kháng khuẩn mạnh, có thể xay nát và hòa với nước dùng làm nước xúc miệng hằng ngày
- Ngoài ra, sử dụng cỏ ngọt thường xuyên còn giúp làn da tươi sáng hơn (Kinh nghiệm dân gian)
- Phòng ngừa nguy cơ bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa
- Tác dụng giảm béo, điều trị béo phì
- Giảm lipit máu, điều trị rối loạn mỡ máu
- Ngăn ngừa các bệnh về răng, nưới lợi
Đối tượng sử dụng
- Dùng ăn kiêng cho người bệnh đái tháo đường
- Người thừa cân chứ không phải để điều trị bệnh.
- Dùng cho người béo phì
- Dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe và giúp da mịn màng, sáng đẹp (GIÁ 70K/GÓI)
Kim tiền thảo là thực vật thuộc chi Thóc lép hoặc chi Tràng của họ Đậu. Đây là một vị thuốc Nam quý, được sử dụng nhiều để điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi đường tiết niệu
Tác dụng dược lý và chủ trị
Theo y học hiện tại:
- Tác dụng lên hệ thống tim mạch, hạ áp lực ở động mạch, tăng tuần hoàn mạch vàng, làm giảm lượng oxy ở tim và góp phần điều trị nhịp tim nhanh gây hồi hộp.
- Ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn xanh và vi khuẩn lỵ.
- Lợi tiểu, tăng bài tiết mật, giảm đau ống mật và hỗ trợ điều trị vàng da.
- Nước sắc Kim tiền thảo có thể điều trị sạn ở đường tiểu và mật.
- Nước cốt Kim tiền thảo có thể cải thiện viêm tuyến vú.
Theo Đông y:
- Lợi tiểu, tiêu tích tụ (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Điều trị đau răng, ghẻ lở (theo sách Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Giải độc, tiêu viêm, tiêu sạn, thanh nhiệt (theo sách Trung Dược Học).
Thường dùng để chữa:
- Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang và sỏi mật.
- Phù thũng, viêm thận, nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu.
- Viêm gan, suy giảm chức năng gan gây vàng da.
4. Cách dùng – Liều lượng
Cách dùng: Sắc thuốc, pha trà, tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn hoặc cao loãng,…
Liều lượng: 20 – 40 gram / ngày. Nếu dùng dược liệu tươi, có thể tăng gấp đôi liều lượng. (GIÁ 200K/GÓI)